Xút NaOH

NaOH còn có tên gọi hóa học: Natri hiđroxit hay hyđroxit natri, hay thường được gọi là Xút hoặc xút ăn da là một hợp chất vô cơ của natri. Natri hydroxit tạo thành dung dịch Bazơ mạnh khi hòa tan trong dung môi như nước.

a) Tính chất vật lý:

Xút tồn tại ở nhiều dạng và tương ứng với tên gọi của nó: vảy đục không màu gọi là xút vảy, hạt gọi là xút hạt và dạng dung dịch bão hòa 50%. Ở trạng thái rắn, NaOH có màu trắng, không mùi hút ẩm mạnh, tan nhiều trong nước, trong cồn và trong glycerin nhưng không tan trong ether và các dung môi không phân cực khác, và khi tan thì tỏa nhiều nhiệt.

Xút dễ hấp thụ CO2 trong không khí nên nó thường được bảo quản bằng bình có nắp kín. Ở trong dung dịch, xút tạo thành dạng monohydrat ở 12,3 – 61,8 độ C, nhiệt độ nóng chảy 65,1 độ C và tỷ trọng là 1,829 g/cm3.

b) Ứng dụng của xút NaOH trong xử lý nước thải:

Nhiệm vụ chính của xút xử lý nước thải là điều chỉnh PH của nước cần xử lý. Khi trong nước chứa nhiều axit hoặc các muối làm giảm PH của nước. Thì trước khi xử lý chúng ta phải đưa PH về khoảng giá trị thích hợp để tiến hành xử lý. Mục đích của việc tăng PH thì ai cũng hiểu là tạo ra môi trường PH thích hợp cho một số phản ứng tạo ra, thuận lợi hơn cho quá trình xử lý nước thải.

Khi cho xút vào thì một số hydroxyt của kim loại sẽ tạo thành dạng bền hơn và dễ kết tủa hoặc tạo keo hơn so với khi không có xút.

Ngoài ra, trong quá trình xử lý nước thải sinh hoạt hoặc một số nước thải có hàm lượng COD cao, muốn xử lý bằng vi sinh thì cũng phải nâng PH lên bằng cách châm xút vào. Mục đích thì cũng là đưa PH về mức thích hợp để vi sinh có môi trường thuận lợi để phát sinh và tạo sinh khối. Khi vi sinh vật sống và phát triển thì cũng là việc xử lý nước của chúng ta đạt hiệu quả.

c) Lưu ý khi sử dụng xút NaOH:

Xút được ứng dụng rộng rãi trong đời sống, tuy nhiên nó là chất hóa học nên không thể tránh khỏi một số nguy cơ tiềm ẩn. Do đó, khi sử dụng bạn cần lưu ý khi sử dụng hóa chất NaOH:

– Lưu trữ trong thùng, lọ kín, ở nơi khô ráo, thoáng mát, riêng biệt và thông gió tốt, tránh xa nơi có thể gây cháy.

– Nơi đặt phải chống lại axit.

– Sử dụng thiết bị và dụng cụ không phát lửa.

– Không sử dụng thùng, lọ chứa vì mục đích khác.

– Những thùng chứa khi hết vẫn có thể gây hại nếu chúng chứa bụi căn.

– Tuân thủ các cảnh báo và hướng dẫn sử dụng.

– Sử dụng đúng thiết bị bảo hộ. 

Hoá chất JAVEN

Javel (Sodium Hypochloite) hay là nước Javen là hỗn hợp chất lỏng được tạo ra từ việc khí sục Cl2 dư vào dung dịch NAOH. Phản ứng tạo ra hai muối NaCl và NaClO hay chính là nước Javen.

Cl2 + 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O

 Muối NaClO là muối của axit yếu hipocloro, trong không khí nó dễ dàng tác dụng với CO2 tạo thành axit hipocloro. Đây là một axit có tính oxi hóa rất mạnh.

Trong hợp chất muối NaClO, Clo có số oxi hóa +1, do đó Clo có khả năng oxi hóa mạnh các chất để trở về số oxi hóa thấp hơn.

Ngoài ra, trong hợp chất NaClO có nguyên tử Oxy, đây cũng là một nguyên tử có tính oxy hóa mạnh.

Các vết mực, vết màu dính trên sợi vải, vật liệu thường là các hợp chất phức hữu cơ có các liên kết đôi “=” hay liên kết cho nhận kém bền, nhờ tính oxi hóa mạnh của phân tử muối NaClO, các liên kết của hợp chất phức tạo màu bị phá vỡ từ đó phá vỡ các sắc tố màu sắc của vật chất. Đó là lý do vì sao nước Javel có tính tẩy màu và sát trùng.